logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Nghiên cứu khoa học»Thông tin KHCN & Môi trường

Khoa học - Công nghệ & Môi trường

Thông tin KHCN & Môi trường

An toàn vệ sinh lao động trong chuỗi cung ứng

  • Mô tả Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng thuê ngoài một số mảng hoạt động và quy trình sản xuất. Xu hướng thuê ngoài cũng như tầm quan trọng ngày một gia tăng của chuỗi cung ứng (CCU) tác động đến điều kiện làm việc, sức khỏe và sự an toàn của người lao động trong các công ty hợp đồng và dịch vụ cung ứng. Có hai loại CCU phải được xem xét về mặt an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ): CCU sơ cấp và CCU thứ cấp.
  • Một số lưu ý về an toàn khi vận hành sử dụng nồi hơi

  • Mô tả Trong thời gian vừa qua đã có một số vụ tai nạn đáng tiếc liên quan tới việc sử dụng, vận hành nồi hơi gây chết nhiều người. Điển hình là vụ TNLĐ xảy ra ngày 01/05/2024 tại Công ty Bình Minh chuyên sản xuất gỗ ở xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai làm 6 người chết tại chỗ, 7 người bị thương do nổ nồi hơi. Vụ nổ xảy ra ngày 09/04/2024 tại Công ty cổ phần giấy Hưng Lợi (nằm trong cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) khiến 1 người tử vong tại chỗ và 2 người bị thương… Qua đây, vấn đề về an toàn lao động trong sử dụng, vận hành nồi hơi rất cần thiết phải đặc biệt liên tục lưu ý.
  • Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn vệ sinh lao động

  • Mô tả Kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn có thật sự an toàn?
  • Những vấn đề an toàn tại các cơ sở gia công cơ khí địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang – Thái Nguyên

  • Mô tả Dự án “Công nghệ khí hóa sinh khối – Giải pháp năng lượng bền vững cho chế biến nông sản và quản lý chất thải ở nông thôn Việt Nam” do Liên Minh Châu Âu tài trợ, được Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững nghiên cứu và chuyển giao công nghệ khí hóa sinh khối liên tục theo thể tích (VCBG) cho chuỗi các doanh nghiệp và hộ nông dân trong các tỉnh thuộc phạm vi triển khai của dự án,. Trong chuỗi các cơ sở được hỗ trợ tại tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, các cơ sở gia công cơ khí được chuyển giao công nghệ gia công và sửa chữa VCBG. Tuy nhiên, môi trường lao động tại các cơ sở gia công cơ khí không an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động. Bài báo này tập trung vào những nguy cơ gây tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở gia công cơ khí thuộc hai tỉnh nói trên và đề xuất biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn lao động.
  • Bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp, nguyên nhân và cách phòng ngừa

  • Mô tả Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp là bệnh xơ hóa phổi tiến triển do hít phải bụi chứa Silic tự do trong quá trình lao động. Yếu tố gây bệnh là bụi chứa Silic tự do (SiO2) trong không khí môi trường lao động (Thông tư số 15/2016/TT-BYT)
  • Thực trạng môi trường lao động của người lao động khai thác than hầm lò tại một số mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh

  • Mô tả Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 80 mẫu đo môi trường lao động tại các vị trí khai thác than hầm lò và 40 mẫu đo tại các vị trí khác, không khai thác than trong hầm lò. Địa điểm nghiên cứu tại 2 công ty khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu sử dụng các thiết bị đo đã được kiểm chuẩn, phương pháp đo theo hướng dẫn tại Thường quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và môi trường của Bộ Y tế. Kết quả đo được so sánh với các Tiêu chuẩn hiện hành. Kết quả đo môi trường lao động tại nhóm tiếp xúc có tỷ lệ số mẫu không đạt Tiêu chuẩn cho phép cao hơn so với tại nhóm so sánh tại các chỉ tiêu độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn. Kết quả trung bình của các thông số này tại nhóm tiếp xúc cao hơn ở nhóm so sánh. Các kết quả đo nồng độ bụi than tại nhóm tiếp xúc đều cao gấp Tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần. Cụ thể, nồng độ bụi toàn phần đo được trung bình tại nhóm tiếp xúc là 61,16 mg/m3, gấp hơn 20 lần Tiêu chuẩn cho phép (3 mg/m3). Nồng độ bụi hô hấp tại nhóm tiếp xúc đo được trung bình là 23,06 mg/ m3, gấp hơn 11 lần Tiêu chuẩn cho phép (2 mg/ m3). Từ khóa: khai thác than hầm lò; môi trường lao động.
  • Nghiên cứu chi trả, đền bù thiệt hại cho người lao động bị BNN và bệnh liên quan tới nghề nghiệp

  • Mô tả Trong bài viết này, chúng tôi chỉ trình bày một số phương pháp quy đổi thiệt hại phổ biến, liên quan tới bệnh nghề nghiệp (BNN): - Cơ sở xác định thiệt hại sức khỏe nghề nghiệp (SKNN) do mắc BNN làm căn cứ chi trả, đền bù bảo hiểm cho người lao động; - Một số phương pháp quy đổi thiệt hại SKNN phổ biến khi mắc BNN.
  • Nghiên cứu tổng hợp xúc tác FE/V2O5 trên nền gốm cho quá trình khử chọn lọc NOx

  • Mô tả Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu hoạt tính xúc tác của xúc tác Fe/V2O5 để loại bỏ NO thông qua quá trình SCR và sử dụng NH3 để khử. Các chất xúc tác được điều chế bằng phương pháp bay hơi và ngâm tẩm lên vật liệu gốm. Các chất xúc tác được khảo sát đặc trưng bằng phương pháp nhiễu xạ tia X, kính hiển vi SEM, quang phổ EPR, hấp phụ vật lý N2… Hoạt tính xúc tác của các chất xúc tác này được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm ở 200oC – 400oC.Kết quả nghiên cứu hoạt tính xúc tác cho thấy hoạt tính xúc tác của mẫu 10% Fe/V2O5 trên gốm là tốt nhất.
  • Tổng kết chuỗi Hội thảo “Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030”

  • Mô tả Với mục đích Đánh giá thực trạng nghiên cứu, thực trạng công tác Khoa học Công nghệ (KHCN) về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) giai đoạn 2017-2023 và Đề xuất các nhiệm vụ, định hướng, giải pháp tăng cường nghiên cứu và phát triển KHCN nhằm khắc phục và phát triển công tác ATVSLĐ trong giai đoạn 2025-2030, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học: “Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030” tại 3 miền Bắc (Hà Nội), Trung (Đà Nẵng), Nam (Tp.Hồ Chí Minh).
  • Họp Hội đồng KH&CN nghiệm thu cấp Tổng Liên đoàn nhiệm vụ KH&CN “Nghiên cứu giải pháp kiểm soát rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại một số cơ sở đóng tàu biển góp phần giảm thiểu TNLĐ và BNN”

  • Mô tả Chiều ngày 17/10/2023 Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tổ chức Họp Hội đồng KH&CN tư vấn đánh giá, nghiệm thu chính thức cấp Tổng Liên đoàn nhiệm vụ KH&CN cấp TLĐ mã số CTTĐ- 2021/01/TLĐ “Nghiên cứu giải pháp kiểm soát rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại một số cơ sở đóng tàu biển góp phần giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp” do ThS. Nguyễn Hoàng Phương– Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường lao động làm chủ nhiệm.
  • Tìm kiếm bài viết

    Video

    Ảnh hoạt động

    IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

    Thông tin liên hệ

    TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

    Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

    Hotline: 0941042838

    Email: [email protected] 

    Website: https://Wemos.vn/

    Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

     

    Dịch vụ

    Thế mạnh đơn vị

    Bản đồ

    Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

    • zalo-circle