logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Hoạt động dịch vụ»Quan trắc môi trường & ĐKLĐ

Khoa học - Công nghệ & Môi trường

Thực trạng môi trường lao động của người lao động khai thác than hầm lò tại một số mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh

  • Mô tả Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 80 mẫu đo môi trường lao động tại các vị trí khai thác than hầm lò và 40 mẫu đo tại các vị trí khác, không khai thác than trong hầm lò. Địa điểm nghiên cứu tại 2 công ty khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu sử dụng các thiết bị đo đã được kiểm chuẩn, phương pháp đo theo hướng dẫn tại Thường quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và môi trường của Bộ Y tế. Kết quả đo được so sánh với các Tiêu chuẩn hiện hành. Kết quả đo môi trường lao động tại nhóm tiếp xúc có tỷ lệ số mẫu không đạt Tiêu chuẩn cho phép cao hơn so với tại nhóm so sánh tại các chỉ tiêu độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn. Kết quả trung bình của các thông số này tại nhóm tiếp xúc cao hơn ở nhóm so sánh. Các kết quả đo nồng độ bụi than tại nhóm tiếp xúc đều cao gấp Tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần. Cụ thể, nồng độ bụi toàn phần đo được trung bình tại nhóm tiếp xúc là 61,16 mg/m3, gấp hơn 20 lần Tiêu chuẩn cho phép (3 mg/m3). Nồng độ bụi hô hấp tại nhóm tiếp xúc đo được trung bình là 23,06 mg/ m3, gấp hơn 11 lần Tiêu chuẩn cho phép (2 mg/ m3). Từ khóa: khai thác than hầm lò; môi trường lao động.
  • Nghiên cứu chi trả, đền bù thiệt hại cho người lao động bị BNN và bệnh liên quan tới nghề nghiệp

  • Mô tả Trong bài viết này, chúng tôi chỉ trình bày một số phương pháp quy đổi thiệt hại phổ biến, liên quan tới bệnh nghề nghiệp (BNN): - Cơ sở xác định thiệt hại sức khỏe nghề nghiệp (SKNN) do mắc BNN làm căn cứ chi trả, đền bù bảo hiểm cho người lao động; - Một số phương pháp quy đổi thiệt hại SKNN phổ biến khi mắc BNN.
  • Nghiên cứu tổng hợp xúc tác FE/V2O5 trên nền gốm cho quá trình khử chọn lọc NOx

  • Mô tả Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu hoạt tính xúc tác của xúc tác Fe/V2O5 để loại bỏ NO thông qua quá trình SCR và sử dụng NH3 để khử. Các chất xúc tác được điều chế bằng phương pháp bay hơi và ngâm tẩm lên vật liệu gốm. Các chất xúc tác được khảo sát đặc trưng bằng phương pháp nhiễu xạ tia X, kính hiển vi SEM, quang phổ EPR, hấp phụ vật lý N2… Hoạt tính xúc tác của các chất xúc tác này được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm ở 200oC – 400oC.Kết quả nghiên cứu hoạt tính xúc tác cho thấy hoạt tính xúc tác của mẫu 10% Fe/V2O5 trên gốm là tốt nhất.
  • Tổng kết chuỗi Hội thảo “Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030”

  • Mô tả Với mục đích Đánh giá thực trạng nghiên cứu, thực trạng công tác Khoa học Công nghệ (KHCN) về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) giai đoạn 2017-2023 và Đề xuất các nhiệm vụ, định hướng, giải pháp tăng cường nghiên cứu và phát triển KHCN nhằm khắc phục và phát triển công tác ATVSLĐ trong giai đoạn 2025-2030, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học: “Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030” tại 3 miền Bắc (Hà Nội), Trung (Đà Nẵng), Nam (Tp.Hồ Chí Minh).
  • Họp Hội đồng KH&CN nghiệm thu cấp Tổng Liên đoàn nhiệm vụ KH&CN “Nghiên cứu giải pháp kiểm soát rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại một số cơ sở đóng tàu biển góp phần giảm thiểu TNLĐ và BNN”

  • Mô tả Chiều ngày 17/10/2023 Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tổ chức Họp Hội đồng KH&CN tư vấn đánh giá, nghiệm thu chính thức cấp Tổng Liên đoàn nhiệm vụ KH&CN cấp TLĐ mã số CTTĐ- 2021/01/TLĐ “Nghiên cứu giải pháp kiểm soát rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại một số cơ sở đóng tàu biển góp phần giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp” do ThS. Nguyễn Hoàng Phương– Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường lao động làm chủ nhiệm.
  • Hội thảo “Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030” tại TP. Đà Nẵng

  • Mô tả Sáng ngày 03/10/2023, tại hội trường Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực III, Đà Nẵng, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tổ chức hội thảo khoa học: “Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030” TS. Nguyễn Anh Thơ – UV Ban chấp hành Tổng liên đoàn, Bí thư Đảng uỷ, Viện trưởng Viện khoa học An toàn và Vệ sinh lao động chủ trì Hội thảo.
  • Hội thảo “Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030” tại TP. Hồ Chí Minh

  • Mô tả Hội thảo “Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030” do Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (VNSNIOSH) tổ chức diễn ra sáng 02/10/2023 tại trường Đại học Tôn Đức Thắng.
  • Rủi ro an toàn lao động tại một số cơ sở đóng tàu khu vực phía băc

  • Mô tả Sử dụng ma trận đánh giá rủi ro 5x5 và dữ liệu tai nạn lao động (TNLĐ) trong khoảng thời gian 2016 – 2021, bài báo đã xác định mức rủi ro an toàn lao động (ATLĐ) tại 13 vị trí làm việc thuộc 04 cơ sở đóng tàu khu vực phía Bắc. Các mối nguy có mức rủi ro cao được nhận diện bao gồm: ngã cao; ngã/vấp ngã/trượt ngã; thụt hố; bị cắt/kẹp/đập vào bàn tay/ngón tay; dị vật bắn vào mắt; vật rơi vào người; bị đè bởi vật nặng; điện giật; cháy; và tai nạn do phương tiện tại nơi làm việc. Việc sử dụng dữ liệu thống kê TNLĐ giúp quá trình đánh giá khách quan và chính xác hơn, tuy nhiên đòi hỏi doanh nghiệp cần làm tốt công tác thống kê, điều tra và lưu trữ dữ liệu về tai nạn.
  • Nghiên cứu phân tích hàm lượng chất chống cháy polybrom biphenyl (PBBs) trong mẫu nhựa tái chế bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC/MS)

  • Mô tả Hàm lượng của 25 chất polybrom biphenyl (PBBs) (bao gồm PBB-1, -2, -3, -4, -7, -9, -10, -15, -26, -29, -30, -31, -38, -49, -52, -53, -80, -101, -103, -153, -155, -180, -194, -206 và -209) được phân tích trong mẫu nhựa tái chế bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC/MS). Các PBBs được tách và định lượng trên hệ thống sắc ký khí (Nexis GC-2030) và detector khối phổ GCMS-QP2020 NX với cột tách GC UA5 (30 m × 0,25 mm × 0,25 µm, thép không gỉ; Shimadzu, Nhật Bản). Mẫu nhựa tái chế được thu thập từ 2 khu vực tái chế rác thải điện tử và rác thải nhựa tại Hà Nội là Triều Khúc (n = 4) và Xà Cầu (n = 3). Mẫu nhựa được nghiền nhỏ và chiết bằng kỹ thuật lắc cơ học kết hợp siêu âm. Dịch chiết được làm sạch với axit sunfuric đặc và cột sắc ký đa lớp (chứa silica gel, silica gel tẩm H2SO4/KOH và Na2SO4) với dung môi diclometan/hexan (5:95, v/v). Hàm lượng tổng PBBs trong các mẫu nhựa dao động từ 14,5 đến 376 (trung bình 190) ng/g. Các chất được phát hiện trong mẫu bao gồm PBB-2, -15, -49, -52, -80, -101, -153 và -180. Mặc dù PBBs đã bị ngừng sản xuất từ những năm 1970, hàm lượng vết của các chất này vẫn được tìm thấy trong các mẫu nhựa tái chế liên quan đến rác thải điện tử. Tuy nhiên mức hàm lượng này đều nằm dưới ngưỡng cho phép của PBBs trong sản phẩm theo Chỉ thị RoHS của Liên minh Châu Âu (1000 ppm).
  • Nghiên cứu phân tích đồng thời polybrom diphenylete (PBDEs), hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) và polyclo biphenyl (PCBs) trong mẫu bụi bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC-MS)

  • Mô tả Hàm lượng của 3 nhóm chất ô nhiễm hữu cơ điển hình bao gồm polybrom diphenylete (PBDEs), hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) và polyclo biphenyl (PCBs) được phân tích đồng thời trong các mẫu bụi lắng thu thập trên một số trục đường giao thông chính tại Hà Nội. Mẫu bụi được chiết bằng phương pháp chiết siêu âm trực tiếp. Dịch chiết được làm sạch với axit sulfuric đặc kết hợp sắc ký cột silica gel đa lớp (đối với PBDEs và PCBs) và sắc ký cột silica gel (đối với PAHs). PBDEs (BDE-28, -47, -99, -100, -153, -154, -183, -209) được phân tích trên hệ thống sắc ký khí/khối phổ tứ cực (GC-qMS) ở chế độ ion hóa hóa học âm (NCI). PAHs (16 chất theo US EPA) được phân tích trên hệ thống GC-qMS tương tự như PBDEs nhưng ở chế độ ion hóa va đập electron (EI). PCBs (PCB-28, -52, -101, -118, -138, -153, -180) được phân tích trên hệ thống sắc ký khí/khối phổ phân giải cao (GC-HRMS). Hàm lượng các chất ô nhiễm giảm dần theo thứ tự: Σ16PAHs (trung bình 1896; khoảng 757–4389 ng/g) > Σ8PBDEs (28,8; 12,6–47,8 ng/g) > Σ7PCBs (4,2; 2,5–9,7 ng/g).
  • Tìm kiếm bài viết

    Video

    Ảnh hoạt động

    IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

    Thông tin liên hệ

    TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

    Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

    Hotline: 0941042838

    Email: [email protected] 

    Website: https://Wemos.vn/

    Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

     

    Dịch vụ

    Thế mạnh đơn vị

    Bản đồ

    Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

    • zalo-circle