logo_tram.jpg

ISO 9001:2015

VIMCERTS 025

 

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

NATIONAL WORKING ENVIRONMENT MONITORING STATION

 

vilas1.png

VILAS 441

Trang chủ»Tin tức sự kiện»Môi trường & điều kiện lao động»Hệ thống bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trên Thế giới và ở Việt Nam

Hệ thống bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trên Thế giới và ở Việt Nam

     Tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) là mối quan tâm của mọi quốc gia, tổ chức trên thế giới vì nó trực tiếp liên quan đến tính mạng và sức khoẻ của người lao động nguồn nhân lực quan trọng nhất của mọi quốc gia. Nếu như năm 2013, theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cứ 15 giây trên thế giới lại có 1 người bị chết do tai nạn lao động hoặc bệnh liên quan đến nghề nghiệp và 151 người lao động bị thương do tai nạn lao động, tương đương với mỗi ngày có 6.300 người chết, tổng cộng hàng năm có hơn 2,34 triệu người chết (trong đó chết do TNLĐ là 320.000 người và chết do BNN và bệnh liên quan đến nghề nghiệp là 2.022.000). Thêm vào đó là mỗi ngày có gần 1 triệu người bị TNLĐ, hàng năm có 317 triệu TNLĐ) và 160 triệu người lao động mắc bệnh liên quan đến nghề nghiệp.[1]; Đến năm 2019, nhân kỷ niệm 100 năm ngày An toàn và Sức khoẻ Báo cáo số của ILO cho thấy số người chết vì TNLĐ và BNN hàng năm đã tăng lên đáng kể 2,78 triệu người (tăng 18,8%) và có 374 triệu người lao động bị tai nạn lao động [2]. Số người chết vì TNLĐ và BNN tương đương với 5% trong tổng số người chết hàng năm trên thế giới;

     Bên cạnh sự thiệt hại nguồn nhân lực là sự thiệt hại kinh tế theo ILO năm 2017, thiệt hại do do tai nạn lao động và bệnh tật chiếm 4% GDP toàn cầu[nguồn ILO,2017]. Còn theo một nghiên cứu của Leigh ước tính chi phí do thương tật và bệnh tật ở Hoa Kỳ vào khoảng 250 tỷ đô la Mỹ hay 1,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) [3]. Cơ quan Điều hành Sức khỏe và An toàn (HSE) ước tính tổng chi phí cho các ca chấn thương và ốm đau tự báo cáo tại nơi làm việc trong năm 2018/19 là 16,2 tỷ bảng Anh, trong đó ốm đau chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí vào khoảng 66% (10,6 tỷ bảng Anh), chấn thương chiếm khoảng 34% tổng chi phí (5,6 tỷ bảng Anh), khoảng 0,8% GDP, chưa tính thiệt hai bệnh ung thư [4], Cơ quan Làm việc an toàn Úc ước tính chi phí thương tật và bệnh tật trong công việc ở Úc là 61 tỷ đô la Úc, hay 4,8% GDP [5]. Trong một nghiên cứu về Singapore, tổng chi phí cho TNLĐ và BNN ước tính là 10,45 tỷ đô la Singapore, hay 3,2% GDP[6]Một dự án nghiên cứu gần đây của Cơ quan An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc của Châu Âu (EU OSHA) cho thấy gánh nặng về thương tật và bệnh tật trong công việc là 3,9% GDP toàn cầu và 3,3% GDP của Châu Âu, tương đương với 2,680 tỷ và 476 ERO [7]. Kết quả nghiên cứu của Tompa và cộng sự cho thấy một số quốc gia Châu Âu thiệt hại tính theo phần trăm GDP, cho thấy chi phí tổng thể cao nhất thuộc về Ba Lan (10,4%), sau đó là Ý (6,7%), Hà Lan (3,6%), Đức (3,3%) và Phần Lan (2,7%)[8], còn tại nước Anh thiệt hại do TNLĐ và bệnh tật niên khoá 2018/2019 là 16.2 tỷ bảng [9].

     TNLĐ và BNN rõ ràng là một ngánh nặng nên nền kinh tế, ảnh hường đến kinh tế xã hội nói chung và tính mạng, sức khỏe của NLĐ, nhất là những người không may bị tai nạn và mắc BNN, không chỉ cá nhân người hị tai nạn mà cả gia định và xã hội. Vì lẽ đó để giảm thiểu tác động, chia sẻ rủi ro cho NSDLĐ, NLĐ và toàn xã hội, vấn đề bảo đảm an sinh cho NLĐ bị tai nạn thông qua hệ thống anh sinh nói chung và hệ thống bảo hiểm TNLĐ bắt buộc là một vấn đề cấp thiết của mọi quốc gia.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân hiện nay trên toàn thế giới, chỉ có 33,9% lực lượng lao động được bảo hiểm TNLĐ bắt buộc theo luật nếu tính cả bảo hiểm xã hội tự nguyện thì cũng chỉ 39,4% lực lượng lao động được bảo hiểm theo luật. T lệ thực hiện bồi thường TNLĐ ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình còn thấp cho thấy nhu cầu cấp thiết phải tăng cường cải thiện điều kiện lao động, cũng như mở rộng đối tượng, phạm vi bảo hiểm TNLĐ cho tất cả người lao động, bao gồm cả những người làm việc trong khu vực phi chính thức[10]. Điều này một phần là do sự khác nhau trong các qui định pháp luật cũng như điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia nhất là có sự khác biệt trong hệ thống bảo hiểm TNLĐ trong hệ thống bảo hiểm xã hội, cũng như các phương thức đóng góp và chi trả quỹ bảo hiểm TNLĐ. Báo cáo của Hệ thống thông tin Hiệp hội bảo hiểm quốc tế (Information Systems Security Association -ISSA) về hệ thống bảo hiểm TNLĐ ở 184 quốc gia trên thế giới cho thấy sự đa dạng của các chương trình:

+ 121 quốc gia có BH TNLĐ được cung cấp theo chương trình bảo hiểm xã hội và người SDLĐ đóng phí cho quỹ.Phương thức đóng quỹ bảo hiểm TNLĐ có sự khác nhau như sau:

• Có 48 quốc gia áp dụng chương trình đóng phí bảo hiểm TNLĐ với một tỷ lệ duy nhất;

• Có 40 quốc gia áp dụng chương trình đóng phí TNLĐ tuỳ thuộc có tỷ lệ tùy độ vào mức độ đánh giá rủi ro;

• Có 33 quốc gia áp dụng chương trình đóng phí bảo hiểm TNLĐ chung trong chương trình bảo hiểm xã hội;

+ Có 41 quốc gia có BH TNLĐ được áp dụng theo hệ thống trách nhiệm của NSDLĐ;

+Có 14 quốc gia BH TNLĐ được cung cấp theo một hệ thống hỗn hợp giữa bảo hiểm xã hội và trách nhiệm của người sử dụng lao động.

+ Và có 8 quốc gia không có chương trình BH TNLĐ cụ thể (riêng).

     Bảng 1 dưới đây cho thấy sự phân bố số các quốc gia, loại hệ thống bảo hiểm TNLĐ theo khu vực của 171 quốc gia theo số liệu của Báo cáo Bảo trợ Xã hội Thế giới 2017–19 của ILO (ILO 2017) [11]và được cập nhật thông tin từ bốn báo cáo của Chương trình An sinh Xã hội ISSA và SSA Trên toàn Thế giới: Châu Phi (tháng 9 năm 2019); Châu Á và Thái Bình Dương (tháng 3 năm 2019); Châu Mỹ (tháng 3 năm 2018); và Châu Âu (tháng 9 năm 2018). [12;13;14;15]

Bảng 1. Bảo hiểm TNLĐ: Số quốc gia và loại chương trình, theo khu vực

Khu vực

Tất cả các loại chương trình

Loại chương trình

BHXH

Trách nhiệm NSDLĐ

Hỗn hợp

Không có CT riêng

Băc Phi

6

5

1

-

-

Châu Phi cận Sahara

42

28

10

4

-

Mỹ La tinh và Caribe

33

26

6

1

-

Bắc Mỹ

2

1

1

-

-

Các quốc gia Ả Rập

8

6

2

-

-

Đông Á

6

4

1

1

-

Đông Nam Á

10

6

2

2

-

Nam Á

7

2

3

2

-

Châu Đại Dương

8

3

5

-

-

Bắc, Nam và Tây Âu

29

21

2

3

3

Đông Âu

10

8

-

1

1

Trung và Tây Á

10

7

3

-

-

Tổng cộng:

171

117

36

14

4

Hình thức đóng quỹ

 

 

 

 

 

Tỷ lệ đồng nhất

50

47

-

3

-

Tỷ lệ khác nhau

44

41

-

3

-

Bao gồm trong các đóng góp khác

41

29

-

8

4

Không áp dụng

36

-

36

-

-

Tổng cộng:

171

117

36

14

4

     Nhìn chung, các quốc gia đều sử dụng quĩ bảo hiểm TNLĐ để chi trả bồi thường cho NLĐ đối với các nội dung cơ bản là giống nhau, cụ thể NLĐ bị TNLĐ được hưởng các quyền lợi: Trợ cấp y tế, trợ cấp thương tật tạm thời, trợ cấp thương tật vĩnh viễn, trợ cấp cho người giúp việc thường xuyên (đối với nạn nhân không thể tự phục vụ), trợ cấp cho người phụ thuộc (vợ, con, cha mẹ…), tiền tử tuất, tiền tang lễ, cũng như các quyền lợi khác như phục hồi chức năng…Mức chi trả, tỷ lệ chi trả của từng quốc gia có sự khác nhau tùy thuộc vào qui định luật pháp, cũng như qui mô của quĩ bảo hiểm TNLĐ và BNN; Mặc dù có trong qui định về chi cho công tác phòng ngừa TNLĐ nhưng thực tiễn cho thấy không nhiều quốc gia thực hiện được nội dung chi này, mức chi có thể nói còn khá khiêm tốn, trong chương trình việc làm an toàn của ILO, một dự án đánh giá hệ thống an sinh xã hội ở 24 quốc gia trên thế giới cho thấy chỉ có 9 quốc gia có chi phí cho công tác phòng ngừa TNLĐ xem bảng 2.[16]

 

Bảng 2. Tỷ lệ chi cho chương trình phòng ngừa TNLĐ từ quĩ bảo hiểm TNLĐ

Quốc gia

Tỷ lệ chi cho chương trình phòng ngừa TNLĐ từ quĩ bảo hiểm TNLĐ

Tỷ lệ % tính theo quĩ lương đóng góp vào quĩ TNLĐ

Áo (73)

5 %

1.3%

Belarus

5 %

từ 0.3% đến 0.9%theo mức RR

Canada (Ontario)

5.8 %

toàn bộ chi phí tỷ lệ phụ thuộc mức độ RR

Đức

6.9 %

từ 0,6% đến 16,5% (TB 1.3%)

Nhật Bản

2.1 %

từ 0,25 đến 8;8% theo mức RR

Hàn Quốc

<8 %

từ 0,7 đến 34% theo mức RR

Ba Lan

0.07 %

từ 0.4% đến 3.6% theo mức RR

Tây Ban Nha

<0.5 %

từ 0.90% đến 7.15% theo mức RR (TB 1.98%)

Thụy Sỹ

6.5 %

toàn bộ chi phí tỷ lệ phụ thuộc mức độ RR

            Về hiệu quả đều tư cho công tác phòng ngừa có thể tham khảo một nghiên cứu do Hiệp hội An sinh Xã hội Quốc tế (ISSA), liên đoàn Berufsgenossenschaosystem của Đức, BGUV, và Berufsgenossenschaft cho lĩnh vực năng lượng, dệt may, điện và truyền thông, BG ETEM, cho thấy hiệu quả kinh tế tính theo chi phí-lợi ích ở Đức 1,6, hay nói cách khác, đối với mỗi khoản đầu tư cho phòng ngừa TNLĐ 1 EUR, lợi tức thu được là 1,60 EUR. Dự án nghiên cứu này của đã được mở rộng thành một dự án quốc tế vào năm 2010-2011, khi ba trăm doanh nghiệp ở mười sáu quốc gia được phỏng vấn. Các quốc gia trong dự án là Azerbaijan, Úc, Áo, Canada, Cộng hòa Séc, Đức, Hồng Kông, Hàn Quốc, Romania, Nga, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Việt Nam. Kết quả đánh giá cho thấy lợi tức tổng thể đầu tư cho phòng ngừa TNLĐ thay đổi giữa các quốc gia và doanh nghiệp từ 1,6 đến 5,5, và trung bình là 2,2. Rõ ràng việc đầu tư cho công tác phòng ngừa TNLĐ từ quĩ bảo hiểm TNLĐ có hiệu quả kinh tế rõ rệt tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân mà tỷ lệ đầu tư dành cho công tác này từ quĩ TNLĐ ở các quốc gia còn rất khiêm tốn cần có sự quan tâm thích đáng trong tương lai vì phòng ngừa TNLĐ và BNN chính là mục tiêu cốt lõi trong công tác an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. (trong bảng 1 có thể thấy 8/9 quốc gia trừ Áo cáo tỷ lệ phí bảo hiểm cố định, có sự quan tâm đầu tư cho phòng ngừa là những nước mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) được hưởng lợi khi tỷ lệ đóng góp sẽ thay đổi tăng giảm tuỳ theo mức độ cải thiện điều kiện lao động - họ sẽ hưởng lợi khi mức độ RR giảm).

Tỷ lệ NLĐ được bảo hiệm TNLĐ bắt buộc thuộc đối tượng qui định ở các quốc gia có tỷ lệ đóng phí xác định theo mức độ RR an toàn và SKNN của doanh nghiệp và các nước phát triển có hệ thống bảo hiểm TNLĐ qui định phí cố định, hoặc NSDLĐ thanh toán toàn bộ chi phí bảo hiểm TNLĐ nhưng được tích hợp cùng một hệ thống an sinh xã hội mạnh là khá cao và cao hơn hẳn các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn cũng như qui định tỷ lệ đóng quĩ cố định, Bảng 3.[17,18]

Bảng 3. Tỷ lệ NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ bắt buộc ở một số quốc gia trên thế giới. 

Quốc gia

Tỷ lệ % tính theo quĩ lương đóng góp vào quĩ TNLĐ

Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm TNLĐ bắt buộc [%]

Bảo hiểm tự nguyện

[%]

Áo

1,3%

94.3

0.0

Belarus

từ 0.3% đến 0.9% theo mức độ RR

96.3

0.0

Đức

từ 0,6% đến 16,5% (TB 1.3%)

89.2

0.0

Nhật Bản

từ 0,25 đến 8;8% theo mức RR

85.5

 

0.0

Hàn Quốc

từ 0,7 đến 22.65% tùy thuộc ngành công nghiệp (theo mức RR)

70.6

 

0.0

Ba Lan

từ 0.4% đến 3.6% theo mức độ RR

100.0

0.0

Liên bang Nga

từ 0,2% đến 8,5% tùy thuộc theo 32 hạng RRNN

87.6

0.0

Tây Ban Nha

từ 0.90% đến 7.15% theo mức RR (TB 1.98%)

64.4

13.5

Thụy Sỹ

toàn bộ chi phí tỷ lệ phụ thuộc mức độ RR

81.9

13.6

Italy

Từ 0.04% đến 1.3% theo mức độ RR

88.1

0.0

Mỹ

toàn bộ chi phí tỷ lệ phụ thuộc mức độ RR (tỷ lệ TB 1,35%)

87.6

0.0

Canada (Ontario)

toàn bộ chi phí tỷ lệ phụ thuộc mức độ RR

78.8

 

0.0

Israel

Từ 0,37% trở lên và đến1,96% thu nhập trên 60% mức lương trung bình hàng tháng trên toàn quốc

90.0

0.0

Trung Quốc

NSDLĐ chịu toàn bộ chi phí, 0,75% từ BHXH, Nhà nước hỗ trợ nếu cần thiết

24,2

0.0

Azerbaijan

toàn bộ chi phí tỷ lệ phụ thuộc mức độ RR

30.6

64.5

Georgia

Toàn bộ chi phí bảo hiểm TNLĐ

37.2

0.0

Sri Lanka

Từ 1% đến 7.5% tùy thuộc mức độ RR, chính phủ chi trả chi phí y tế

53.6

0.0

Pakistan

6% Tổng quĩ lương

28.6

0.0

Indonesia*

0.24% to 1.74%

93.8

0.0

Singapore

 

72.9

0.0

Thailand

0.2% to 1%

41.0

0.0

Myanmar

 

Từ 1 đến 1.5% tùy thuộc ngành nghề và số TNLĐ

38.2

61.0

Malaysia

1,25% tổng quĩ lương

36,2

0.0

Australia

toàn bộ chi phí tỷ lệ phụ thuộc mức độ RR

77.9

16.0

New Zealand

 

Tỷ lệ xác định hàng năm

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

$1·    Bảo hiểm tự nguyện đóng phí mức 1% tiền lương, theo số liệu khai báo; số liệu bao gồm cả bảo hiểm TNLĐ tự nguyện.

Một số hệ thống bảo hiểm TNLĐ của các quốc gia trên thế giới.

1. Hệ thống bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của Đức [19] lịch sử từ năm 1984, bao gồm ba hướng hoạt động kinh tế với khoảng 110 tổ chức bảo hiểm, trong đó: 35 tổ chức công nghiệp, hơn 20 tổ chức nông nghiệp, hơn 50 tổ chức cấp thành phố, bảo hiểm cho công chức, viên chức nhà nước, những người không có nghề nghiệp cụ thể, sinh viên, học sinh, giáo viên dạy trẻ. Bảo hiểm TNLĐ là bắt buộc, tất cả các tổ chức bảo hiểm đều là chủ thể pháp lý có quyền tự chủ, tự trị hoạt động dưới sự kiểm soát của nhà nước.Về mặt tổ chức và quản lý, các tổ chức bảo hiểm được thiết lập và xác định bởi nhu cầu quản lý hiệu quả và kinh tế.

Về tài chính cũng khác với các loại bảo hiểm khác. Các tổ chức này độc lập với ngân sách nhà nước và kế hoạch của các cơ quan tài chính nhà nước. Phí bảo hiểm được người sử dụng lao động (NSDLĐ) chi trả theo phương thức bồi hoàn chi phí của năm trước và được phân loại theo các rủi ro được bảo hiểm. Sự tập trung toàn bộ dịch vụ liên quan đến tai nạn lao động trong tổ chức bảo hiểm cho phép các công ty bảo hiểm ngăn ngừa hiệu quả TNLĐ và BNN. Trong đó các biện pháp phòng ngừa tại nơi làm việc được khuyến khích về kinh tế. Có năm loại phí đóng bảo hiểm khác nhau được dự kiến, trong đó: bốn loại chính (phân biệt lĩnh vực bảo hiểm theo ngành, theo loại rủi ro, thay đổi nhóm rủi ro liên quan đến thay đổi công nghệ sản xuất và tiền thưởng tùy thuộc vào hiệu quả của các biện pháp ngăn chặn đã thực hiện) và một loại phí thứ cấp (có tính đến các tai nạn đã xảy ra). Các nguyên tắc cơ bản tổ chức hệ thống bảo hiểm ở Đức là sự thấu đáo trong cung cấp đồng bộ và toàn diện an sinh xã hội cho nạn nhân, thực hiện bằng cách đưa trách nhiệm của NSDLĐ thành nghĩa vụ xã hội và nghĩa vụ pháp lý tương ứng trong hệ thống bảo hiểm.

     Chi phí bồi thường theo nguyên tắc: nạn nhân không phải chịu bất kỳ chi phí nào, ngay cả trong các trường hợp vi phạm quy định an toàn một cách rõ ràng từ phía NLĐ (ngoại trừ cố ý). Bồi thường được thực hiện không phụ thuộc vào sự xác nhận quan hệ bảo hiểm và thông báo yêu cầu của NSDLĐ cho công ty bảo hiểm, điều này đảm bảo dịch vụ an sinh xã hội được chắc chắn và hiệu quả đối với các quyền của người được bảo hiểm. Phục hồi chức năng được thực hiện bởi các bệnh viện chuyên khoa, hoạt động theo các quy định đặc biệt. Hệ thống bảo hiểm TNLĐ BNN tác động tích cực đến công tác phòng ngừa chúng. Hệ thống bảo hiểm miễn trách nhiệm cho NSDLĐ trong vụ tai nạn, nhưng không miễn trách nhiệm phải đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn. Sự kết hợp chặt chẽ của phòng ngừa với phục hồi chức năng và bồi thường kinh phí có ý nghĩa quan trọng cơ bản.

2. Hệ thống Bảo hiểm TNLĐ ở Pháp [19] đã phát triển một danh sách 1200 rủi ro nghề nghiệp, mỗi rủi ro nghề nghiệp được xác định cho từng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu. Việc phân loại như vậy giúp xác định các yếu tố dành riêng cho sản xuất có rủi ro tương tự.

Tỷ lệ đóng góp được thiết lập riêng cho từng doanh nghiệp. Các nhà sản xuất là thành viên của một doanh nghiệp ở các vùng khác nhau có mức đóng phí bảo hiểm khác nhau, nhưng các phương pháp thiết lập phí bảo hiểm áp dụng cho tất cả các thành viên phụ thuộc vào tổng số nhân viên trong toàn doanh nghiệp.

Chi phí rủi ro của một doanh nghiệp sản xuất cụ thể bằng tổng số tiền bồi thường cho các vụ tai nạn.

Đối với các doanh nghiệp lớn có cơ sở dữ liệu thống kê cho phép phân tích công việc trong quá khứ để bảo hiểm rủi ro trong tương lai với các lỗi tối thiểu, mức đóng phí bảo hiểm được điều chỉnh theo các rủi ro cụ thể của họ. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, không áp dụng mức phí tương tự mà phải thiết lập mức đóng góp bảo hiểm riêng.

Khi thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, hai phương pháp khuyến khích người sử dụng lao động được sử dụng: tăng tầm quan trọng của việc cá nhân hóa thuế quan và khả năng giảm đóng góp từ các chủ lao động cung cấp nhiều hơn các biện pháp an ninh tối thiểu được cung cấp. Ngoài ra, NSDLĐ phải đóng bổ sung từ 25% đến 200% mức đóng thường xuyên nếu hoạt động sản xuất bị xếp hạng không đạt yêu cầu. Nghị định ngày 16 tháng 9 năm 1977 xác định một trong những hình thức gây áp lực đối với NSDLĐ phải chủ động thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn cho NLĐ hoặc tuân thủ các quy tắc an toàn do pháp luật quy định.

Giảm mức đóng góp bảo hiểm cho NSDLĐ chủ động phòng ngừa tai nạn được thực hiện phối hợp với các cơ quan hữu quan trong thời gian 1 năm với số tiền không quá 25%.

Hệ thống bảo hiểm TNLĐ và BNN của Pháp được coi là một trong những hệ thống phức tạp nhất, nhưng nó chứa đựng các nguyên tắc để thực hiện bảo hiểm TNLĐ và BNN như là một phần của hệ thống bảo hiểm xã hội nói chung. Quy mô của phí bảo hiểm trong loại bảo hiểm này cần đảm bảo đủ chi phí để ngăn ngừa TNLĐ, đồng thời cung cấp các chi phí cơ bản liên quan đến chúng. Các khoản đóng góp của NSDLĐ ở Pháp từ năm 1946 đã đủ để chi phí bồi thường cho các trường hợp TNLĐ và BNN [3].

3. Hệ thống Bảo hiểm TNLĐ ở Phần Lan[19] bảo hiểm tai nạn được thực hiện bởi 16 công ty phi chính phủ, các hoạt động được điều phối bởi Liên đoàn các tổ chức bảo hiểm tai nạn công nghiệp và bệnh nghề nghiệp. Liên đoàn này hợp tác với các tổ chức công đoàn, NSDLĐ, Bộ An sinh xã hội và Bộ Y Tế. Nghị Viện sẽ kiểm soát phạm vi các hoạt động này.

Nhà nước đảm bảo an sinh xã hội cho các nạn nhân TNLĐ cả khi bất kỳ CTy nào đó trong số 16 CTy bảo hiểm bị phá sản. Liên đoàn các tổ chức bảo hiểm có quyền rút giấy phép hoạt động của CTy bảo hiểm nào có vi phạm pháp luật.

Các công ty bảo hiểm được chia theo mức độ rủi ro bảo hiểm thành 250 nhóm, tỷ lệ bảo hiểm trung bình là 1% quỹ tiền lương, và tỷ lệ thực tế nằm trong khoảng 0,5÷2,5%. Có khoảng 140 nghìn sự kiện bảo hiểm được đăng ký mỗi năm.

4. Hệ thống Bảo hiểm TNLĐ ở Bỉ,[19] bảo hiểm TNLĐ được thực hiện chủ yếu bởi 19 công ty tư nhân, thống nhất trong Liên minh Bảo hiểm tư nhân, nguyên tắc tổ chức và kiểm soát các hoạt động tương tự như mô hình của Phần Lan.

Liên minh được thành lập để phối hợp thống nhất trong việc thiết lập các mức giá bảo hiểm cho các hoạt động kinh tế. Có khoảng 900 loại hoạt động kinh tế (theo quy định của châu Âu) và cũng khoảng ngần ấy mức đóng bảo hiểm[20].Mỗi doanh nghiệp được ấn định mức đóng phí bảo hiểm riêng. Mức phí này được thiết lập tương ứng với loại hình hoạt động kinh tế và tình trạng an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Khi thiết lập mức đóng bảo hiểm riêng cho doanh nghiệp, tính đến xu thế TNLĐ và mức độ nghiêm trọng của chúng. Các công ty bảo hiểm nghiên cứu tình trạng an toàn và vệ sinh tại doanh nghiệp và có thể đề xuất thực hiện các biện pháp phòng ngừacần ưu tiên hơn cả. Bảo hiểm BNN được thực hiện bởi quỹ bảo hiểm Nhà Nước. Giới hạn thanh toán được đặt ở mức 25 nghìn euro mỗi năm. Như thực tế cho thấy, các công ty bảo hiểm tư nhân không công nhận gần 5% tổng số vụ tai nạn được khai báo [5].

5. Hệ thống bảo hiểm của Thuỵ sỹ [18]: Là hệ thống bảo hiểm hỗn hợp kết hợp giữa quỹ bảo hiểm công và tư nhân: Quỹ bảo hiểm tai nạn Quốc gia Thuỵ Sỹ (SUVA), các công ty bảo hiểm tư nhân được ủy quyền; Quỹ bảo hiểm về ốm đau tai nạn; và Quỹ ốm đau theo luật bảo hiểm y tế liên bang.Luật liên bang về bảo hiểm tai nạn (Loi fédérale sur l’assurance-accidents - LAA) quy định các lĩnh vực hoạt động mà NSDLĐ phải bảo hiểm với Quỹ bảo hiểm tai nạn Quốc gia, SUVA một cơ quan công lập tự chủbảo hiểm chủ yếu cho các doanh nghiệp trong khu vực thứ cấp, chiếm khoảng 50% tổng số NLĐ và 25% NSDLĐ. NSDLĐ mà SUVA không có thẩm quyền bảo hiểm, theo luật hiện hành, phải được bảo hiểm tai nạn do các quỹ khác được liệt kê ở trên.

Có sự khác biệt giữa giám sát (1) việc áp dụng thống nhất luật (thi hành hoặc áp dụng luật) và (2) quản lý và khả năng thanh toán (giám sát thể chế). Giám sát việc thực thi luật là trách nhiệm của Văn phòng Y tế Công cộng Liên bang (FOPH) đối với tất cả các công ty bảo hiểm cung cấp bảo hiểm theo quy định của LAA, cho dù họ là công ty bảo hiểm tư nhân, SUVA hay quỹ bảo hiểm tai nạn công.FOPH thông qua cơ chế giám sát phải đảm bảo tất cả các công ty bảo hiểm đều báo cáo chính xác dữ liệu được sử dụng để tính toán tỷ lệ phí bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm LAA có nghĩa vụ pháp lý phải cung cấp số liệu thống kê thống nhất thông qua việc truyền dữ liệu của họ và tham gia tài chính. Nhóm Điều phối thống kê Bảo hiểm Tai nạn (CSAA), bao gồm đại diện của các công ty bảo hiểm và do SUVA chủ trì xác nhận khái niệm và nội dung của số liệu thống kê LAA nếu chúng chưa có trong cơ sở pháp lý. Số liệu thống kê được tổng hợp bởi dịch vụ tập trung do SUVAđứng đầu.Giám sát thể chế là trách nhiệm của Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ (FINMA) đối với các công ty bảo hiểm tư nhân. FOPH và FINMA phải phối hợp các hoạt động của họ. SUVA chịu sự giám sát thể chế cấp cao của Hội đồng Liên bang do FOPH thực hiện, trong khi việc giám sát thể chế trực tiếp là trách nhiệm của ban giám đốc. Về phần mình, các quỹ bảo hiểm tai nạn ốm đau công được giám sát bởi các cộng đồng đã thành lập chúng. Các quỹ ốm đau tuân theo luật liên bang về bảo hiểm y tế được nộp cho FOPH để giám sát cơ quan thực thi pháp luật và giám sát thể chế.

Giám sát thể chế của FINMA đối với các công ty bảo hiểm tư nhân tập trung vào các chủ đề quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro, thuê ngoài, cung cấp kỹ thuật và quản lý tài sản. Công ty bảo hiểm là đối tượng kiểm tra tại chỗ. Những vấn đề này không bao gồm kiểm tra tính toán phí bảo hiểm.

FOPH giám sát khả năng thanh toán của các công ty thuộc thẩm quyền của mình. Vì LAA quy định rằng tỷ lệ đóng góp phải được thiết lập theo các nguyên tắc thống kê và cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi tất cả các công ty bảo hiểm, FOPH cũng can thiệp vào xác định tỷ lệ (bảo hiểm) để đảm bảo tuân thủ luật pháp. Kiểm soát định giá không bao gồm tỷ lệ được phê duyệt chỉ giới hạn trong việc giám sát xem phí bảo hiểm thực tế có được xác định theo thống kê và dựa trên cơ sở dữ liệu về các yêu cầu bồi thường được cập nhật đúng.

6. Hệ thống Bảo hiểm TNLĐ ở Đan Mạch[19] có luật xã hội chung, do Nhà Nước tài trợ và quản lý, và song song với nó là cơ chế bồi thường cho các vụ TNLĐ do NSDLĐ chi trả nhưng được các cơ quan Chính Phủ quản lý.

So với luật chung, sơ đồ bảo hiểm này có các tính năng riêng như sau. Sơ đồ bảo hiểm chỉ bao gồm công nhân trong ngành công nghiệp và thương mại; Thực hiện bảo hiểm là NSDLĐ (TNLĐ được coi là rủi ro nghề nghiệp, bồi thường hậu quả của chúng - là một phần của chi phí sử dụng lao động. Điều này bảo đảm cho doanh nghiệp không bị phá sản, đồng thời bảo lãnh cho nạn nhân); sơ đồ bảo hiểm này hoạt động dựa trên các nguyên tắc của bảo hiểm tư nhân.

Khi xem xét nhu cầu phải hỗ trợ một chương trình bảo hiểm tư nhân, người ta thấy nguyên tắc giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp bằng cách cải thiện điều kiện làm việc có tầm quan trọng lớn, ảnh hưởng đến các khoản đóng góp của NSDLĐ. Các công ty bảo hiểm hỗ trợ thông tin cho NSDLĐ về tỷ lệ chi phí đóng bảo hiểm và chi phí cho các biện pháp bảo hộ lao động.

Pháp luật đảm bảo bảo hiểm tai nạn bắt buộc cho mọi NLĐ làm việc liên tục hay tạm thời cho chủ lao động, cũng như học sinh và sinh viên. Nếu chủ lao động vi phạm nghĩa vụ bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm bị ảnh hưởng sẽ được đền bù bằng việc ứng trước.

Một điểm khác biệt của luật pháp Đan Mạch là nguyên tắc, theo đó người bị TNLĐ tại nơi làm việc cũng được hưởng các quyền lợi theo luật chung về an sinh xã hội, quy định về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội dựa trên các nguyên tắc và kết quả thẩm định hỗ trợ cần thiết cho những người cần giúp đỡ.

Pháp luật bảo hiểm TNLĐ là một phần của pháp luật xã hội nói chung, nhưng nó khác ở hai điểm quan trọng là:

1) Luật chỉ liên quan đến những người làm công được thuê mướn;

2) Tài trợ và chi trả không phải bằng tiền thuế của nhân dân, mà bằng tiền của NSDLĐ và hoạt động không phải trên cơ sở quốc gia, mà trên cơ sở bảo hiểm tư nhân.

7. Hệ thống Bảo hiểm TNLĐ ở Hoa Kỳ

Hệ thống bồi thường TNLĐ cho NLĐ ở Hoa Kỳ là hệ thống trách nhiệm của NSDLĐ (Employers’ liability system – EL) và là bảo hiểm bắt buộc ngoại trừ bang Texas. Các Tiểu bang có chương trình bảo hiểm riêng và bốn chương trình liên bang có thẩm quyền hạn chế (hai chương trình bồi thường toàn diện cho người lao động và hai chương trình cung cấp lợi ích hạn chế cho người lao động trong các ngành được lựa chọn với các điều kiện y tế được chọn). Mỗi tiểu bang, ngoại trừ Texas, có một hệ thống bồi thường bắt buộc cho người lao động. NSDLĐ có thể mua Bảo hiểm bồi thường cho NLĐ theo 3 cách:

+ Hãng bảo hiểm tư nhân có ở hầu hết mọi tiểu bang (chính xác là trừ 4 tiểu bang), đều cung cấp cho các doanh nghiệp quyền lựa chọn làm việc với các hãng bảo hiểm tư nhân để mua bảo hiểm bồi thường cho người lao động);

+ Quỹ bảo hiểm cạnh tranh của tiểu bang (quĩ nhà nước) có 20 tiểu bang thành lập quĩ nhà nước cho phép các công ty mua bồi thường cho người lao động trực tiếp từ bang, song song với các quỹ bảo hiểm tư nhân; trường hợp nếu doanh nghiệp thuộc trong một ngành có RR cao hoặc có tiền sử yêu cầu bồi thường cho người lao động, quỹ nhà nước có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn nếu các hãng bảo hiểm tư nhân từ chối bạn hoặc đưa ra mức phí bảo hiểm cực kỳ đắt đỏ. Cũng cần lưu ý rằng không phải mọi quỹ cạnh tranh của nhà nước đều do nhà nước trực tiếp quản lý, một số hãng bảo hiểm tư nhân làm việc cùng các bang để cung cấp bảo hiểm cho các doanh nghiệp RR cao mà các hãng bảo hiểm tư nhân không nhận bảo hiểm. Về cơ bản, nhà nước chia sẻ RR với các hãng bảo hiểm tư nhân để cung cấp bảo hiểm cho các doanh nghiệp có RR cao hơn. Một số tiểu bang (12 tiểu bang), ví dụ như Nam Carolina và Alaska, ấn định quỹ RR dành cho các cho các doanh nghiệp có RR cao quĩ do Hội đồng Quốc gia về Bảo hiểm Bồi thường (National Council on Compensation Insurance - NCCI) quản lý.

+ Quĩ bảo hiểm của bang: Có bốn tiểu bang bao gồm North Dakota, Ohio, Washington, và Wyoming không cho phép các doanh nghiệp mua bảo hiểm bồi thường cho người lao động từ các hãng bảo hiểm tư nhân. Đây được gọi là các bang bảo hiểm bồi thường công nhân độc quyền vì các doanh nghiệp ở các bang này chỉ có thể mua bảo hiểm của họ từ quỹ của bang (quỹ nhà nước).

Do chương trình bảo hiểm bồi thường cho NLĐ có sự khác nhau giữa các tiểu bang, nên các doanh nghiệp có nhân viên làm việc ở các tiểu bang khác khau cần xem xét việc có phải mua thêm bảo hiểm cho người lao động ngoài tiểu bang hay không.

Qui định bảo hiểm bắt buộc cũng đi kèm các qui định xử phạt thạm chí một số tiểu bang có mức phạt rất nặng nghiêm trọng, như: Khoản phạt ở California thường đắt gấp đôi so với mức phí bảo hiểm mà doanh nghiệp phải trả hoặc 1.500 đô la cho mỗi nhân viên tùy thuộc cái nào cao hơn. Ở New Jersey việc không tuân thủ cũng được coi là một tội hình sự và có thể khiến các doanh nghiệp phải trả tiền phạt lên đến 10.000 đô la hoặc 18 tháng tù giam, New York và Virginia, mức tiền phạt có thể lên đến 50.000 đô la, ở Illinois, nếu người NSDLĐ vi phạm họ có thể phải đối mặt với một cáo buộc trọng tội. Còn tội cố ý không tuân thủ là một trọng tội cấp độ ba ở Pennsylvania và có thể dẫn đến án tù bảy năm [21]

Hội đồng Quốc gia về Bảo hiểm Bồi thường (NCCI) được thành lập vào năm 1923 với mục đích tạo ra một hệ thống bảo hiểm bồi thường cho NLĐ mạnh mẽ, cung cấp tỷ lệ bảo hiểm dựa trên các loại RR. Hàng năm, NCCI phân tích các yêu cầu bồi thường và dữ liệu chính sách để đưa ra Báo cáo "Phương hướng Quy định và Lập pháp" với các xu hướng mới nhất giúp các công ty bảo hiểm định giá phạm vi bảo hiểm mà họ cung cấp tuỳ theo các hệ số RR tương ứng mã hạng. NCCI duy trì hơn 700 mã hạng qui định mức độ rủi ro của từng loại công việc và giúp xác định số tiền doanh nghiệp sẽ trả cho bảo hiểm bồi thường cho NLĐ. Hiện tại, phần lớn các bang dựa vào NCCI để cung cấp cho bồi thường NLĐ theo hệ thống xếp hạng, trừ 04 tiểu bang có hệ thống bảo hiểm độc quyền (monopolistic fund) và những tiểu bang sử dụng hệ thống xếp hạng độc lập của bang như ở California, New York hoặc Pennsylvania, các tiểu bang sử dụng hệ thống này là những tiểu bang có quỹ nhà nước cạnh tranh. Vì các bang độc quyền không dựa vào theo phân loại của NCCI để xác định tỷ lệ phí bảo hiểm của họ nên các doanh nghiệp ở những bang này có thể phải trả nhiều tiền hơn để nhận được mức độ bảo hiểm phù hợp so với ở các tiểu bang khác. Các công ty bảo hiểm ở Mỹ sử dụng "Tỷ lệ điều chỉnh kinh nghiệm" (Experience Modification Rate-EMR), còn được gọi là X-Mod hoặc E-Mod, để so sánh lịch sử bồi thường cho NLĐ của doanh nghiệp với mức trung bình của ngành để dự đoán rủi ro của các yêu cầu bồi thường trong tương lai. EMR thường rơi vào khoảng 0,75–1,25. Nếu EMR lớn 1,0 sẽ làm tăng chi phí bồi thường cho NLĐ ngược lại nếu EMR nhỏ 1,0 sẽ giảm chi phí. Các doanh nghiệp mới thường bắt đầu ở mức 1,0 trong ba năm kinh doanh đầu tiên của họ. Cả mức độ nghiêm trọng và tần suất khiếu nại đều có thể góp phần làm tăng hoặc giảm EMR.[22]

8. Hệ thống Bảo hiểm TNLĐ ở Nhật Bản [23] nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ, NSDLĐ đóng phí bảo hiểm bắt buộc, tỷ lệ đóng phí bảo hiểm theo tổng tiền lương của NLĐ, tỷ lệ đóng góp của Bảo hiểm bồi thường tai nạn cho NLĐ do NLĐ chi trả và được quy định theo 55 loại hình kinh doanh và dao động trong khoảng từ 0,25 đến 8,8% (ngành khai thác kim loại, khai thác phi kim loại (không bao gồm khai thác đá vôi hoặc dolomit) hoặc khai thác than). Nhật Bản áp dụng hệ thống đóng phí bảo hiểm TNLĐ thay đổi xác định tùy thuộc vào tỷ lệ TNLĐ của doanh nghiệp, như vậy từng loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp có loại hình kinh doanh giống nhau cả về qui trình sản xuất, máy móc, thiết bị, hoặc môi trường làm việc… nhưng tùy thuộc vào nỗ lực phòng ngừa TNLĐ của chủ doanh nghiệp, tỷ lệ TNLĐ của các doanh nghiệp khác nhau, thì tỷ lệ đóng phí sẽ khác nhau. Nhằm thúc đẩy các nỗ lực phòng ngừa TNLĐ Nhật áp dụng hệ thống bảo hiểm TNLĐ trả Thưởng – “Merit System”, tỷ lệ đóng phí bảo hiểm TNLĐ sẽ được điều chỉnh tăng giảm căn cứ vào “Tỷ lệ cân bằng lợi ích - Benefit balance ratio” và được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ cân bằng lợi ích = “Tổng chi phí cho các quyền lợi bảo hiểm do TNLĐ 3 năm trước”/ (“Tổng phí bảo hiểm đóng góp 3 năm trước” x “Hệ số điều chỉnh”)

Trong đó: “Hệ số điều chỉnh” là hệ số tính đến sự mất cân bằng giữa lương hưu trả một lần và quĩ hưu trí. Và được qui định cụ thể phụ thuộc vào ngành sản xuất (dao động ở mức 0,51-0,67).

Nếu “Tỷ lệ cân bằng lợi ích” lớn hơn 85% hoặc nhỏ hơn 75% tiền phí bảo hiểm TNLĐ trong phí bảo hiểm cố định của doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi 40% (tỷ lệ điều chỉnh tối đa là 35% đối với ngành lâm nghiệp và xây dựng), riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (không thuộc ngành xây dựng và lâm nghiệp) có thực hiện một số biện pháp an toàn và vệ sinh lao động tỷ lệ đóng góp vào quĩ TNLĐ được điều chỉnh trong phạm vi đến 45%. Tỷ lệ đóng phí TNLĐ điều chỉnh được áp dụng cho năm tài chính tiếp theo với mốc tính là ngày 31 tháng 3 hàng năm. [23. About the merit system of worker's accident insurance (summary); https://www.mhlw.go.jp/shingi/2004/06/s0614-4a.html]

9. Hệ thống Bảo hiểm TNLĐ ở Hàn Quốc[18] Tỷ lệ đóng góp Bảo hiểm Bồi thường cho Người lao động (WCI-Work Compencation Injury) ở Hàn Quốc thay đổi tùy theo loại hình kinh doanh được quy định bởi Pháp lệnh của Bộ Lao động và Việc làm dựa trên tỷ lệ giữa tổng chi phí bồi thường tai nạn lao động trên tổng số tiền bảo hiểm đã đóng góp ba năm qua tính đến ngày 30 tháng 6 hàng năm. Tỷ lệ đóng góp WCI cho một loại hình doanh nghiệp cụ thể không vượt quá 20 lần tỷ lệ đóng góp trung bình cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Tỷ lệ đóng góp vào quĩ bồi thường TNLĐ cho một loại hình doanh nghiệp nhất định có thể được tăng hoặc giảm theo nguyên tắc xác định cơ bản (tỷ lệ chi bồi thường và phí bảo hiểm đã nộp) nhưng tỷ lệ đó bảo đảm không quá 30/100 tỷ lệ đóng góp của năm trước. Tỷ lệ đóng góp bảo hiểm TNLĐ của NSDLĐ ở Hàn Quốc hiện nay là từ 0,7% đến 34% theo bảng lương

10. Hệ thống Bảo hiểm TNLĐ ởmột số quốc gia khu vực Đông nam Á

10.1. Hệ thống Bảo hiểm TNLĐ ở Thái Lan[24]Quĩ Bồi thường cho NLĐ Thái Lan (THAILAND’S Workmen’s Compensation Fund- WCF) (thành lậptừ năm 1974) hiện do Văn phòng An sinh Xã hội (SSO) quản lý có mục đích thay thế trách nhiệm của người sử dụng lao động và cung cấp sự bảo vệ nhanh chóng và công bằng chống lại thương tật, bệnh tật, tàn tật hoặc tử vong do TNLĐ.Quỹ chi trả cho các doanh nghiệp có từ 1 nhân viên trở lên ngoại trừ một số trơpngf hợp được qui định theo Đạo luật Bồi thường cho NLĐ (năm 1994); Quĩ WFC do NSDLĐ đóng góp với tỷ lệ dựa trên xếp hạng rủi ro của loại hình doanh nghiệp, được phân loại theo phân loại công nghiệp. Hiện tại, có 131 phân loại công nghiệp với tỷ lệ dao động từ 0,2% -1,0% tiền lương, tỷ lệ này được gọi là "Tỷ lệ cơ bản". Các khoản đóng góp được đánh giá trên tổng NSDLĐ sau khi đã đóng góp vào Quỹ trong bốn năm, tỷ lệ đóng góp ban đầu dựa trên phân loại công nghiệp được điều chỉnh hàng năm dựa trên “Tỷ lệ kinh nghiệm” được đánh giá theo hệ số thiệt hại là tỷ lệ giữa tổng kinh phí đóng góp trên tổng số tiền bồi thường đã phải chi trả. Tỷ lệ đóng góp được tăng hoặc giảm cho năm tiếp theo căn cứ “Tỷ lệ kinh nghiệm”, Tỷ lệ được giảm tỷ lệ thuận với Tỷ lệ kinh nghiệm từ 20% xuống 80% nếu doanh nghiệp có số liệu thống kê về mức chi trả bồi thường thấp hoặc không có. Nếu NSDLĐ có số người bị TNLĐ hoặc yêu cầu bồi thường do sơ suất cao thì tỷ lệ đóng góp sẽ được tăng lên theo tỷ lệ từ 20% đến 150%. NLĐ được bồi thường ở tất cả các mức thương tật; được trả các chi phí về y tế. Trợ cấp thương tật tạm thời hoặc bị thương tật vĩnh viễn, các dịch vụ phục hồi chức năng, đào tạo lại nghề. Trợ cấp tử tuất và cho những người phụ thuộc (thân nhân người bị TNLĐ được nhận trợ cấp hàng tháng), từ năm 2018, Quyền lợi bảo hiểm của NLĐ đã được mở rộng căn cứ Luật bồi thường cho người lao động bản sửa đổi, một số thay đổi nổi bật như: chi phí y tế cho NLĐ bị tai nạn tăng lên mức tối đa 2 triệu Bath, tiền thương tật vĩnh viễn tăng lên mức 70% tiền lương của NLĐ trong thời gian 10 năm (trước đây là 60% và 8 năm), Những người thừa kế của người lao động bị mất tích hoặc chết do công việc của họ được nhận khoản tiền bồi thường bằng 70% lương hàng tháng, giới hạn là 10 năm. NSDLĐ cũng phải trả chi phí tang lễ cho người thừa kế của nhân viên. ....

10.2. Hệ thống Bảo hiểm TNLĐ ở Malaysia [25]Chế độ Bảo hiểm Thương tật Việc làm và Chế độ Hưu trí Thương tật được thành lập vào năm 1969 và được qui định bởi Đạo luật An sinh Xã hội của Người lao động năm 1969.Tổ chức An sinh Xã hội Malaysia (SOCSO) là tổ chức hành chính công quản lý việc cung cấp và quản lý các chương trình Bảo hiểm Tai nạn lao động (EII) và Trợ cấp hưu trí tàn tật (IP). Các chương trình EII được thiết lập trong một khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, bảo vệ người sử dụng lao động trước những hậu quả tài chính do tai nạn thảm khốc gây ra. Nhờ EII, NSDLĐ và người mua bảo hiểm không còn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ. SOCSO bổ sung cho các chương trình EII và IP bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thông qua chương trình Nâng cao an toàn và SKNN, thông qua Trung tâm Phục hồi chức năng giúp người lao động bị thương và tàn tật phục hồi và tái gia nhập lực lượng lao động sớm hơn, các chiến dịch về lối sống lành mạnh nhằm giảm tỷ lệ TNLĐ và BNN giúp giảm chi phí của các chương trình EII và IP. Kể từ năm 2016, phạm vi bảo hiểm được mở rộng cho những người lao động tự kinh doanh, có tài khoản riêng, người lao động thuộc khu vực phi chính thức, chủ doanh nghiệp và những người làm nghề tự do. NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ được hưởng quyền lợi bảo hiểm khi bị TNLĐ; Chương trình EII cung cấp các khoản bồi thường cho những người lao động bị TNLĐ và BNN bao gồm cả tai nạn trên đường đi làm. các khoản bồi thườngbao gồm trợ cấp y tế, thương tật tạm thời, thương tật vĩnh viễn, người phụ thuộc, trợ cấp mai táng và giáo dục và trợ cấp tham gia các buổi phục hồi chức năng y tế cho NLĐ bị TNLĐ và những người phụ thuộc của NLĐ bị tử vong bất kể nguyên nhân của thương tích và tử vong.Tỷ lệ đóng góp của chương trình EII được qui định là 1,25% thu nhập theo lương (theo 45 bảng lương) và do NSDLĐ đóng góp.

10.3. Hệ thống Bảo hiểm TNLĐ ở Singapore[16] trách nhiệm bảo hiểm là của NSDLĐ (Employer liability- EL) hay NSDLĐ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí bồi thường. Bảo hiểm TNLĐ được thực hiện theo Luật Bồi thường TNLĐ (Work Injury Compensation Act WIC, 2019) theo đó quy định NSDLĐ phải mua bảo hiểm TNLĐ cho NLĐ có hợp đồng (kể cả bằng miệng) với tất cả NLĐ chân tay và NLĐ có mức lương thấp hơn 2600 S$ (trước đây là 1600S$); NSDLĐ phải ký kết hợp đồng mua bảo hiểm TNLĐ với công ty bảo hiểm (bồi thường TNLĐ) và chỉ được mua bảo hiểm của các Công ty do Bộ Nguồn nhân lực lựa chọn; Bộ nguồn nhân lực qui định các điều khoản và điều kiện cốt lõi của hợp đồng bảo hiểm nhằm ngăn ngừa sự không công bằng; theo đạo luật mới mức bồi thường cho NLĐ tử vong cũng tăng từ mức 204.000S$ lên 225.000S$; mức bồi thường cho người bị thương tật vĩnh viễn cũng tăng từ 262.000S$ lên 289.000S$;


Tình hình bảo hiểm TNLĐ và BNN ở Việt Nam

Có thể nói lần đầu qui định có tính pháp lý về Bảo hiểm TNLĐ, BNN được qui định tại Nghị định số 43 ngày 22 tháng 6 năm 1993, quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội [26], trong đó có các điều khoản về trợ cấp TNLĐ và BNN ở Việt Nam được qui định chung trong các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH); Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp bằng 100% tiền lương trong thời gian điều trị. Trợ cấp và chi phí khám, chữa bệnh do người sử dụng lao động trả. Sau thời gian điều trị mà thương tật hoặc bệnh tật ổn định người lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp từ quỹ bảo hiểm xã hội tuỳ theo mức độ thương tật hoặc bệnh tật được trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng theo mức lương trung bình, nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà không tự bảo đảm được sinh hoạt cá nhân thì ngoài khoản trợ cấp hàng tháng còn được hưởng phụ cấp phục vụ. Người hưởng trợ cấp hàng tháng do TNLĐ hoặc BNN được tổ chức bảo hiểm xã hội đài thọ về bảo hiểm y tế. NLĐ bị chết do TNLĐ hoặc BNN thì gia đình được hưởng chế độ tử tuất theo quy định và được trợ cấp thêm một lần bằng 12 tháng tiền lương trung bình của viên chức Nhà nước. NSDLĐ đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội bằng 5% tổng quỹ tiền lương để thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, NLĐ không phải đóng quỹ cho các nội dung bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Đến năm 2006 lần đầu tiên, Luật BHXH (Luật số 71/2006/QH11)[27] đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2008. Theo qui định của Luật, bảo hiểm TNLĐ và BNN là bảo hiểm bắt buộc và lập quĩ bảo hiểm riêng; hằng tháng, người sử dụng lao động đóng 1% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;NLĐ được hưởng chế độ TNLĐ, BNN theo qui định;

Năm 2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 ngày 20 tháng 11 năm 2014 thông qua Luật BHXH số 58/2014/QH13[28] thay thế Luật BHXH 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, các điều khoản qui định liên quan đến chế độ và quĩ bảo hiểm bắt buộc TNLĐ, BNN về cơ bản không có nhiều thay đổi so với Luật năm 2006;

Ngày 25 tháng 6 năm 2015 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật An toàn Vệ sinh lao động (Luật số: 84/2015/QH13)[29] khi lần đầu tiên Luật được ban hành, qui định về bảo hiểm TNLĐ, BNN được điều chỉnh bởi Luật ATVSLĐ và Luật BHXH theo đó: Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là quỹ thành phần của Quỹ bảo hiểm xã hội; việc đóng, hưởng, quản lý và sử dụng quỹ thực hiện theo quy định của Luật này và Luật bảo hiểm xã hội. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương do NSDLĐ đóng hằng tháng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Căn cứ vào khả năng bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ quy định chi tiết mức đóng của NSDLĐ hàng tháng vào quĩ; Cụ thể Chính phủ đã xem xét giảm mức đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN từ 1% xuống còn 0,5% được quy định tại Nghị định số 44/2017/NĐ-CP kể từ ngày 01/6/2017; Ngày 15/7/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2020/NĐ-CP sửa đổi mức đóng bảo hiểm TNLĐ vào quĩ bảo hiểm TNLĐ bắt buộc [29], theo đó qui định NSDLĐ hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ theo một trong các mức sau:

+ Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;

+ Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN nếu bảo đảm các điều kiện: Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội; Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất; Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

Trong giai đoạn khó khăn do Đại dịch COVID-19 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Số: 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trong đó qui định giảm mức đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NSDLĐ được áp dụng mức đóng bằng 0% trong 12 tháng (thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước). Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống đại dịch COVID-19.

Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN được sử dụng để chi trả cho các quyền lợi: khám giám định thương tật, bệnh tật do TNLĐ, BNN; phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động; Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ; Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN. Chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ< BNN khi trở lại làm việc.Chi phí quản lý bảo hiểm TNLĐ, BNN; chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm TNLĐ, BNN. Luật ATVSLĐ và Nghị định Chính phủ Số: 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

     Tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN: Theo BHXH Việt Nam số người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN năm 2016 là 12.758.230 người tăng lên 14.946.965 người năm 2020 tương ứng mức tăng 17,2 %; trong giai đoạn từ 2016 - 2019 số người tham gia bảo hiểm tăng trung bình là 5,76%. Riêng năm 2020 do tác động của Đại dịch, số người tham gia giảm 0,94%. Theo báo cáo của ILO năm 2021 tỷ lệ số người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc ở Việt Nam đạt mức 38,5% [16].

     Số thu quỹ bảo hiểm cũng thay đổi từ 2017 khi tỷ lệ thu bảo hiểm TNLĐ, BNN giảm từ 1,0% xuống 0,5% , điều này cũng phản ánh qua số thu quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN nếu năm 2116 là 6.692 tỷ đồng, thì năm 2017 giảm còn 5.189 tỷ đồng (tương đương giảm 22,5% so với năm 2016, tương ứng giảm 1.503 tỷ đồng, năm 2018 là 4.340,9 tỷ đồng, giảm 16,3% so với năm 2017, tương ứng giảm 848,1 triệu đồng. Tuy vậy, số thu quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN đã tăng trở lại vào năm 2020 đạt 5.175,47 tỷ đồng, tương đương số với số thu quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN năm 2017, chủ yếu do số NLĐ tham gia bảo hiểm tăng lên.

     Giai đoạn từ năm 2016-2021: giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng cho 14.073 người, giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN một lần cho 28.135 người (trong đó chết do TNLĐ-BNN là 4.159 người). Tương ứng trung bình mỗi năm có hơn 2.300 người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng, và hơn 4.600 người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN một lần. Trong giai đoạn 2016 - 2021 - Trung bình số chi trợ cấp một lần là 220 tỷ đồng/năm, chi trợ cấp hàng tháng là 557 tỷ đồng/năm, chi khám giám định thương tật suy giảm khả năng lao động, chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình là 7.2 tỷ đồng/năm; chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro là 2 tỷ đồng/năm, chưa phát sinh chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; chi đóng bảo hiểm y tế là 5 tỷ đồng/năm; Như vậy tổng trung bình chi từ quĩ cho các quyền lợi bảo hiểm của giai đoạn này là khoảng hơn 791,2 tỷ đồng/năm.

Nếu so sánh tỷ lệ thu lấy số thu năm 2020 và số chi (chưa tính chi phí quản lý bảo hiểm TNLĐ, BNN thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội) trung bình nêu trên có thể thấy tỷ lệ chênh lệch thu/chi là khá lớn 791.2/5175,47 bằng 6,54 lần. Chi bảo hiểm TNLĐ, BNN chủ yếu là cho cho trợ cấp 1 lần và trợ cấp hàng tháng; khoản chi cho hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ RR quá nhỏ (trên số thu 2/5175,47 đạt tỷ lệ là 0,039%; trên số chi 2/791,2 đạt tỷ lệ 0,25%.

Nhận xét đánh giá chung

+ Hầu hết các quốc gia trên thế giới có hệ thống bảo hiểm TNLĐ bắt buộc và quĩ bảo hiểm TNLĐ bắt buộc (hoặc qu bồi thường cho NLĐ) do NSDLĐ đóng góp; Bảo hiểm TNLĐ ở hầu hết các nước là chương trình bảo hiểm thuộc hệ thống an sinh xã hội, nhiều quốc gia sử dụng chương trình trách nhiệm của NSDLĐ và một số ít sử dụng chương trình hỗn hợp.

+ Phí đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc nói chung được tính trên cơ sở tiền lương đóng bảo hiểm xã hội nhân với tỷ lệ đóng phí, một số quốc gia qui định tỷ lệ đóng phí thống nhất, nhiều quốc gia qui định tỷ lệ đóng phí phụ thuộc mức độ rủi ro nghề nghiệp theo phân loại của cơ quan Chính phủ và được điều chỉnh thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp.hiểm dựa trên mức độ RR (Phần lớn các nước công nghiệp đều sử dụng hiệu quả chương trình này).

+ Tỷ lệ NLĐ tham gia bảo hiểm có sự khác biệt khá lớn giữa các quốc gia, những nước có chương trình bảo hiểm linh hoạt, hiện đại, vận dụng cơ chế thưởng phạt để điều chỉnh mức phí cho thấy có được tỷ lệ NLĐ được bảo hiểm TNLĐ cao hơn.

+ Nhiều quốc gia cho thấy chương trình phòng ngừa TNLĐ,BNN có hiệu quả trong không chỉ giảm TNLĐ, BNN mà còn giúp NSDLĐ giảm phí bảo hiểm, tuy nhiên chi cho công tác phòng ngừa từ quỹ ở các quốc gia còn khá hạn chế.

+ Việt Nam có chương trình bảo hiểm TNLĐ, BNN theo qui định của Luật An toàn Vệ sinh lao động với tỷ lệ bao phủ đạt gần 39% đối tượng bảo hiểm, tỷ lệ đóng phí với 1 tỷ lệ thống nhất 0,5%) và bước đầu đã có qui định điều chỉnh giảm cho các doanh nghiệp có nguy cơ RR cao kiểm soát tốt TNLĐ (0,3% và theo qui định thì bắt đầu từ năm 2023), nhưng thực tiễn cho thấy chương trình còn nhiều hạn chế, chi phí – lợi ích còn sự chênh lệch quá lớn lý do có thể do thu cao (0,5%)? Có thể do mức chi hỗ trợ bồi thường còn thấp? (thậm chí là quá thấp???). Điều này đòi hỏi trong thời gian tới cần rà soát và hoàn thiện trước hết là hệ thống pháp luật về bảo hiểm TNLĐ.

+ Một số quốc gia trong khu vực đã có Luật bồi thường cho người lao động liệu đã đến lúc Việt Nam cần xem xét ban hành “Luật Bảo hiểm Tai nạn Lao động ” hay “Luật Bồi thường thương tật Việc làm” chưa? Trong quá trình phát triển và hội nhập đã đến lúc Việt Nam cần có kế hoạch xây dựng và ban hành.

Cuối cùng xin được trích dẫn tuyên bố của ILO: ” một kế hoạch phòng ngừa “thương tật việc làm - Employment Injury” hiệu quả là một kế hoạch áp dụng cách tiếp cận toàn diện, liên kết các chức năng phòng ngừa (giảm số lượng tai nạn và bệnh tật tại nơi làm việc), phục hồi chức năng (đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng bởi chấn thương lao động có thể trở lại làm việc, nếu có thể) và bồi thường (khi người lao động bị ảnh hưởng không thể quay lại làm việc). Điều này phù hợp với cách tiếp cận an sinh xã hội ngày nay, không đơn thuần là chữa bệnh (chỉ cung cấp bồi thường) mà còn phòng ngừa và tái hòa nhập.

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo của ILO năm 2013 Phòng ngừa BNN- The Prevention of occupational Diseases;

2. ILO - Safety and Health at the Future ofWork: Building on 100 years of experience;

3. Leigh P. Economic burden of occupational injury and illness in the United States. Milbank Q. 2011;89:728–72;

4. HSE (Health and Safety Executive). Costs to Britain of workplace fatalities and self-reported injuries and ill health, 2018/201 https://www.hse.gov.uk/statistics/pdf/cost-to-britain.pdf;

5.The Cost of Work-related Injury and Illness for Australian Employers, Workers and the Community: 2012–13, Safe Work Australia, ISBN 1 920763 58 9 (pdf);

6. Loke Y, Tan J, Manickam K, et al. Economic cost of work-related injuries andill-health in Singapore. Singapore: WSH Institute; 2013;

7.European Agency for Safety and Health at Work: The value of OSH and the societal costs of work-related injuries and diseases, 2017, ISBN; 978-92-9479-138-2;

8. Economic burden of work injuries and diseases: a framework and application in five European Union countries, Tompa et al. BMC Public Health (2021) 21:49;

9. Costs to Britain of workplace fatalities and self-reported injuries and ill health, 2018/19;

10. ILO- Global ProgrammeEmployment Injury Insurance and Protection;

11. ILO World Social Protection Report 2017–19 (ILO 2017)]

12. Social Security Programs Throughout the World Social Security: Africa (September 2019);

13. Social Security Programs Throughout the World Social Security: Asia and the Pacific (March 2019);

14 Social Security Programs Throughout the World Social Security: Americas (March 2018);

15.Social Security Programs Throughout the World Social Security: Europe (September 2018);

16. Strengthening the Role of Employment Injury Schemes to Help Prevent Occupational Accidents and Diseases, 2013 ISBN 978-92-2-127090-4];

17. Global Programme Employment Injury Insurance and Protection (GEIP); ILO;

18. ILO, Essentials for a successful employment injury insurance system – A practical guide on policy, institutional governance, legislation, administration and sustainable finance, 2021, ISBN 978-92-2-034700-3;

19.ФильевВ.СоциальноестрахованиевРоссииизарубежныхстранах.Практическоепособие.М.:Интел-Синтез, 1997.-176с. (Bảo hiểm xã hội ở Nga và nước ngoài. Tài liệu thực hành. Moscow.Nhà Xuất bản Intel-Sintez, 1997);

20. 9.ЗбышкоБ.Г.Путисовершенствованиястрахованияотнесчастныхслучаевнапроизводствеипрофессиональныхзаболеваний// Справочник специалистапо охранетруда.–2003,№ 11. (Con đường hoàn thiện hệ thống bảo hiểm TNLĐ và BNN//Sổ tay BHLĐ. 2003, N11);

21. The Ultimate Guide to Workers Compensation Insurance Requirements by State, https://www.embroker.com/blog/workers-compensation-insurance-requirements-by-state/;

22. Workers Comp Calculator: How Much Does Workers Comp Insurance Cost?; https://www.embroker.com/blog/workers-comp-insurance-cost/;

23. About the merit system of worker's accident insurance (summary); https://www.mhlw.go.jp/shingi/2004/06/s0614-4a.html;

24. Country Report Employment Injury Insurance in Thailand

25. Employment injury and invalidity insurance in Malaysia – A good country practice;

26. Nghị định số 43 ngày 22 tháng 6 năm 1993, quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội;

27. Luật số 71/2006/QH11; Luật Bảo hiểm xã hội;

28. Luật số 58/2014/QH11; Luật Bảo hiểm xã hội;

29. Luật số: 84/2015/QH13; Luật An toàn Vệ sinh lao động;

30. Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Ngày 15/7/2020 Chính phủ ban hành sửa đổi mức đóng bảo hiểm TNLĐ vào quĩ bảo hiểm TNLĐ bắt buộc;

 

 

TS. Đỗ Trần Hải và CTV

Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường lao động

Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động

Khu vực

Tất cả các loại chương trình

Loại chương trình

BHXH

Trách nhiệm NSDLĐ

Hỗn hợp

Không có CT riêng

Băc Phi

6

5

1

-

-

Châu Phi cận Sahara

42

28

10

4

-

Mỹ La tinh và Caribe

33

26

6

1

-

Bắc Mỹ

2

1

1

-

-

Các quốc gia Ả Rập

8

6

2

-

-

Đông Á

6

4

1

1

-

Đông Nam Á

10

6

2

2

-

Nam Á

7

2

3

2

-

Châu Đại Dương

8

3

5

-

-

Bắc, Nam và Tây Âu

29

21

2

3

3

Đông Âu

10

8

-

1

1

Trung và Tây Á

10

7

3

-

-

Tổng cộng:

171

117

36

14

4

Hình thức đóng quỹ

 

 

 

 

 

Tỷ lệ đồng nhất

50

47

-

3

-

Tỷ lệ khác nhau

44

41

-

3

-

Bao gồm trong các đóng góp khác

41

29

-

8

4

Không áp dụng

36

-

36

-

-

Tổng cộng:

171

117

36

14

4

Tìm kiếm bài viết

Video

Ảnh hoạt động

IMG_8493 IMG_8515F IMG_8505 IMG_8488 IMG_8498 20150504_102136 20151212_151529 Ly mu cc yu t c hi khu vc may

Thông tin liên hệ

TRẠM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Địa chỉ: 99 Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (+8424) 22172473; 22172480 - Fax: (8424) 3822 3011

Hotline: 0941042838

Email: [email protected] 

Website: https://Wemos.vn/

Cơ quan quyết định thành lập: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cơ quan quản lý trực tiếp: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

 

Dịch vụ

Thế mạnh đơn vị

Bản đồ

Thông tin được đăng tải có tính chất tham khảo, không có giá trị về mặt pháp lý

  • zalo-circle